Công dụng chữa bệnh của cây hoa bách hợp
Nghiên cứu dược lý cho thấy cây hoa bách hợp chứa tinh bột, protein, chất béo, vi lượng colchicine, có tác dụng kháng virus HIV, trị ho lao phổi, phù thũng…
Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, bách hợp có tên gọi khác là tỏi rừng. Tên khoa học là Lililum brownii F.E. Brown ex Mill, var. viridulum Baker (L. brownii var, colchoesteri Wilson ex Elwes), thuộc họ hoa loa kèn Liliaceae.
Bách hợp mọc tự nhiên dạng cây thảo cao 0,5-1 m, sống nhiều năm. Cây thân hành to màu trắng đục có khi phớt hồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gãy. Lá cây mọc so le, hình mác thuôn, mép nguyên, dài 2-15 cm, rộng 0,5-3,5 cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2-6 hoa to hình loa kèn dài 14-16 cm, 6 cánh hoa màu trắng hay hơi hồng. Quả nang dài 5-6 cm, có 3 ngăn, chứa nhiều hạt nhỏ trái xoan.
Loài thực vật này mọc hoang ở các trảng cỏ và bờ nương rẫy vùng núi cao trên 1.000 m, cũng có nơi trồng để lấy thân hành ăn. Người ta trồng bằng giò cây như phương pháp trồng hành tỏi. SCau một năm thu hoạch, thường ngắt hết hoa để cho củ to hơn. Cây ra hoa vào tháng 5-7, có quả vào tháng 8-10. Ở nước ta, bách hợp phân bố tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Kon Tum và cũng có ở nước láng giềng Trung Quốc.
Bộ phận của cây thường được dùng để chữa bệnh là thân hành, còn gọi là bách hợp. Người ta thu hái vào mùa thu, rửa sạch, bỏ lớp vảy, nấu nước sôi trụng sơ qua, vớt ra rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt rồi phơi hay sấy khô. Bách hợp có tính vị, vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, thanh tâm, an thần. Nhiều nghiên cứu dược lý cho thấy cây này chứa tinh bột, protein, chất béo, vi lượng colchicine, được chứng minh có tác dụng kháng virus HIV.
Nhiều sách về cây thuốc quý ghi nhận công dụng của bách hợp trong việc chữa trị lao phổi, ho khan hoặc ho đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược, tim đập mạnh, phù thũng. Liều lượng dùng từ 6 đến 515 g.
Tiến sĩ Võ Văn Chi hướng dẫn bài thuốc chữa HIV/AIDS, ho khan, ứ đờm hoặc đờm có vướng máu, âm hư hỏa lượng, lòng bàn tay sưng như sau: Bách hợp, sinh địa đều 15 g, tiên hạc thảo, bạch hoa xà thiệt thảo đều 20 g, huyền sâm, bạch thược, mạch môn, cam thảo, cát cành đều 10 g. Cho tất cả vào ấm sắc lên để uống mỗi ngày.
Theo VNExpress